Vệ sinh mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm là một bước quan trọng không thể thiếu trong việc làm đẹp. Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn vệ sinh mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm đúng cách nhằm phòng tránh nguy cơ lây lan vi khuẩn, viêm nhiễm và nổi mụn trên da.
Ảnh minh họa |
1. Son môi
Thói quen thoa son trực tiếp
lên môi tạo điều kiện để vi khuẩn từ miệng lây lan sang son. Cách tốt nhất là bạn
nên chọn những thỏi son có vỏ kim loại vì chúng không bám vi khuẩn như các loại
vỏ nhựa.
Cần vệ sinh cho son khoảng
hai tuần một lần (hoặc ít nhất là mỗi tháng), theo cách sau: dùng một miếng gạc
bằng cotton xoay nhẹ một vòng quanh phần đầu son, nơi vẫn thường tiếp xúc với
môi.
Lưu ý làm thật nhẹ tay vì
chỉ cần lấy đi một lớp son thật mỏng. Nếu mạnh tay quá, bạn có thể làm hao hụt
nhiều son hoặc thậm chí, làm gãy cả thỏi son.
Đối với những thỏi son đã
quá cũ, lượng vi khuẩn tích tụ nhiều hơn. Do đó, hãy cho một ít cồn y tế vào
bình xịt nhỏ và xịt vào vỏ thỏi son. Sau khi cồn khô, dùng bông gòn chùi sạch
thêm lần nữa.
2. Chì kẻ
Có ba loại chì trang điểm
gồm chì kẻ viền môi, chì kẻ chân mày và chì kẻ mắt. Việc làm sạch chì kẻ khá
nhanh và dễ.
Cách đơn giản và hiệu quả
nhất chính là chuốt lại chì trước khi dùng. Chỉ cần xoáy chì vài vòng trong chiếc
chuốt, bạn đã có một cây chì sắc cạnh và sạch sẽ.
Đối với loại chì vặn, bạn
xịt cồn lên lớp vỏ bên ngoài, để khô và lau sạch. Phần ruột bên trong chỉ cần
xoáy nhẹ tay trong miếng gạc tẩy trang.
3. Phấn nền
Phấn nền lỏng thường tiếp
xúc với ngón tay nên nhanh bị nhiễm khuẩn. Để hạn chế tình trạng này, hãy cho
phấn ra miếng bông tẩy trang rồi dùng tay hoặc bông phấn thoa lên da. Dạng chai
xịt sẽ dễ vệ sinh hơn vì bạn chỉ cần lau sạch phần vòi xịt sau mỗi lần sử dụng.
Phấn nền dạng bột thường
có cọ đi kèm nên bạn chỉ cần vệ sinh cọ bằng dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ
vi khuẩn.
Đối với phấn nền dạng nén:
dùng miếng gạc cotton hoặc bông gòn lau sạch mặt kính phía trong và lớp phấn
bên trên đồng thời hạn chế tiếp xúc tay vào phấn để tránh lây nhiễm vi khuẩn. Vệ
sinh lớp vỏ bên ngoài bằng cách xịt cồn, để khô rồi lau lại.
4. Phấn mắt, phấn má hồng, phấn tạo khối (bronzer)
Những sản phẩm này rất dễ
vệ sinh. Bạn chỉ cần lấy một con dao cùn nhỏ, cạo nhẹ để lấy bớt lớp phấn mỏng
trên bề mặt. Tuyệt đối không được ấn mạnh tay vì sẽ làm phấn bị vỡ.
Cách tốt nhất là chỉ dùng
cọ hoặc bông phấn để lấy phấn khi trang điểm. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên vệ
sinh cọ bằng cồn hoặc dung dịch diệt khuẩn.
5. Túi và hộp đựng vật dụng trang điểm
Các loại túi và hộp đựng mỹ
phẩm chuyên dụng rất nhanh bị bẩn. Do đó, bạn nên giặt hay lau chùi chúng bằng
dung dịch khử khuẩn ít nhất mỗi tháng một lần.
Để giữ cho túi, hộp trang
điểm luôn sạch sẽ và không tích tụ nhiều vi khuẩn, hãy lau ngay những vết bẩn
hoặc mỹ phẩm thừa rơi trong túi, hộp.
6. Cọ trang điểm
Bạn cũng có thể vệ sinh
chúng bằng một phương pháp đơn giản là ngâm cọ trong hỗn hợp dầu ô-liu hòa với
một ít bột giặt khoảng 5 phút, khuấy nhẹ tay để những hạt phấn bám trong cọ rơi
ra. Sau đó, ngâm cọ trở lại trong nước sạch rồi để khô hòa toàn. Cần vệ sinh cọ
mỗi tuần nếu bạn trang điểm hàng ngày.
7. Những sản phẩm trang điểm không thể làm sạch
Đối với một số sản phẩm
không thể vệ sinh được như mascara hay son bóng, bạn có thể vứt bỏ sau một thời
gian sử dụng. Đừng cho rằng điều này là lãng phí vì lượng vi khuẩn luôn tăng
lên theo cấp số nhân sau mỗi lần dùng.
Do đó, nguy cơ nhiễm khuẩn
cho mắt sẽ tăng cao nếu bạn cứ dùng mãi cây mascara đã cũ. Son bóng cũng không
thể làm sạch được vì vi khuẩn thường trú ẩn phía dưới đáy của lọ son.
Đặc biệt, không nên giặt
và tái sử dụng những miếng bông trang điểm dùng một lần dành cho phấn nền và
các loại phấn nén.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét